MMO là gì? 5 cách kiếm tiền hiệu quả với MMO năm 2020

MMO là gì? 5 cách kiếm tiền hiệu quả với MMO năm 2020

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1PcoXEJ_9-sPFUQFJmz90PruYff-I-Ym4WN1rWsc8Snw/edit?usp=sharing
Bạn đã từng nghe thấy ở đâu đó bàn luận về thuật ngữ MMO. Để có cái nhìn nhiều chiều và sâu sắc hơn về xu hướng kiếm tiền này, đừng bỏ lỡ bài phân tích dưới đây.

Định Nghĩa MMO là gì?

MMO là gì? MMO là viết tắt của Make Money Online hay còn được biết đến là Kiếm tiền qua mạng (Kiếm tiền online). Để tham gia MMO, bạn chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh được kết nối với mạng Internet là có thể bắt đầu các công việc kiếm tiền online. Đây là một hình thức tốt để kiếm thêm thu nhập, bên cạnh nguồn thu nhập chính từ công việc hiện tại. Và đặc biệt, MMO chắc hẳn là một hình thức kiếm tiền đầy hấp dẫn trong giai đoạn cách ly xã hội do COVID 19.
Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một câu trả lời chính xác rằng MMO xuất hiện từ khi nào. Cũng rất nhiều người hoài nghi rằng MMO không có thật mà chỉ là một hình thức lừa đảo nhằm dụ dỗ những người cả tin và mong muốn kiếm bội tiền từ Internet. Tuy nhiên, trên thực tế, MMO được đánh giá là một hình thức kiếm tiền hiệu quả và là một xu thế càng lúc càng hot tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Những kỹ năng cần thiết để tham gia MMO?

Để sẵn sàng tham gia hình thức kiếm tiền qua mạng, bạn cần chuẩn bị những kỹ năng sau:
  • Kiến thức về quản trị website, blog
Ngày nay, bạn nên có kiến thức cơ bản về quản trị website/blog. Cách tạo blog kiếm tiền không còn khó và cần nhiều kiến thức về lập trình như trước nữa. Thay vào đó, bạn chỉ cần một chút kỹ năng quản trị website trên nền tảng như Shopify, WordPress hay Wix. Tất cả các tiện ích (plugin, theme…) có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian để có 1 website kiếm tiền chuyên nghiệp nhất. Quản trị tốt website, blog sẽ là nền móng để bạn thực hiện các phương thức marketing online hiệu quả nhất.
  • Kiến thức về Digital Marketing, quảng cáo trực tuyến:
Yếu tố marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bất cứ dự án kinh doanh nào thành công. Cùng với sự bùng nổ của Internet, hầu hết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang sử dụng bán hàng trực tuyến làm kênh quảng cáo chính bởi chi phí rẻ cũng như những hiệu quả mang lại. Chính vì thế, bạn nên làm quen với các kiến thức trong Marketing trực tuyến như: Content Marketing, SEO, chạy quảng cáo Ads, Social Media Marketing, Email Marketing, Affiliate Marketing… Hiện nay, hai phương thức phổ biến và hiệu quả nhất đó là quảng cáo trên Google (SEO, SEM) và quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Google, v.v…). SEO – Search Engine Optimization SEM – Search Engine Marketing PPC/ ADs – Facebook Ads, Zalo Ads, Google Ads, Native Ads,…
  • Kiến thức  về thanh toán ngân hàng
Việc kiếm tiền online qua MMO đòi hỏi bạn phải có kiến thức thật kỹ về việc thanh toán ngân hàng bởi thù lao hay hoa hồng sẽ được chuyển qua tài khoản ngân hàng. Bạn cần chuẩn bị cho mình các kiến thức về giao dịch ngân hàng, chuyển tiền hay rút tiền. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ chính sách của các ngân hàng cũng như cách sử dụng tài khoản ngân hàng online trước khi tham gia MMO để tránh các tranh chấp về sau.
Khi tham gia MMO, bạn phải thanh toán và giao dịch thông qua các hệ thống thanh toán trực tuyến và thanh toán quốc tế. Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn kiếm tiền với các trang web, tổ chức, công ty tại Việt Nam, họ thường trả tiền qua: tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, tài khoản MOMO, ví Bảo Kim, ví Ngân Lượng,… Nếu bạn kiếm tiền từ các trang quốc tế, cách phổ biến nhất để nhận tiền là qua tài khoản PayPal hoặc Payoneer.
Sau đó, bạn có thể quy đổi ra tiền VND, USD, EUR,… bằng cách: 
  • Rút trực tiếp về tài khoản ngân hàng trong nước của bạn thông qua thẻ VISA/ MasterCard. 
  • Trao đổi với các dịch vụ trao đổi tiền tệ (Exchange).
Để có thu nhập từ MMO là không khó. Nhưng muốn đạt đến một mốc thu nhập cao và ổn định thật sự không hề dễ dàng. Để tạo ra thu nhập từ MMO bạn phải có bền bỉ, quyết tâm cùng với việc phải bỏ ra thời gian và công sức.
Nếu bạn tham gia với mong muốn kiếm nhiều tiền trong thời gian ngắn nhưng lại  không có sự chuẩn bị và thiếu tính nhẫn nại, sẽ không tránh khỏi thất bại. Ngoài ra, thực trạng lừa đảo qua MMO khá phổ biến, bạn cần tỉnh táo với các thông tin thu thập được và chọn lọc cẩn thận các nguồn thông tin. Không sử dụng Tiếng Anh thành thạo cũng là một bất lợi nếu bạn muốn kiếm tiền bằng hình thức này khi mọi giao dịch, dự án bạn tham gia đa số đều sử dụng ngôn ngữ toàn cầu này để trao đổi.

Các hình thức kinh doanh MMO phổ biến:

Trở thành một Freelancer

Freelance được hiểu theo nghĩa là làm việc tự do. Những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này thì được gọi bằng danh từ Freelancer (người làm tự do), để chỉ những người làm việc theo cung cách tự quản, không bị giới hạn về quy củ, môi trường, địa điểm và thời gian làm việc. Nếu bạn có khả năng viết lách, quản lý page Facebook hoặc có tài thiết kế, bạn có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để thực hiện những công việc chuyên môn của mình, ngay trên nền tảng trực tuyến.
Đơn giản hơn, Freelancer là những người làm việc cho người khác (cá nhân, công ty) mà không có sự ràng buộc nào về thời gian làm mỗi ngày, miễn là hoàn thành công việc đúng thời gian đã thống nhất, cũng như cũng không phải cam kết làm việc lâu dài. Kiếm tiền Freelancer là một công việc rất quen thuộc với nhiều người, thậm chí nhiều bạn đã và đang làm Freelance mỗi ngày. Dự đoán tương lai, việc làm Freelance vẫn ngày một tăng trưởng mạnh mẽ.


freelancer

Quảng cáo Google AdSense

Kiếm tiền trên mạng thông qua treo quảng cáo Google Adsense là một hình thức khá phổ biến và không ít người đã kiếm được 1 khoản thu nhập lớn từ hình thức này. Google Adsense có mặt đã khá lâu thu hút đông đảo cộng đồng quản trị website tham gia. Nếu ứng dụng hoặc website/ blog của bạn được Google Adsense chấp thuận để họ đăng banner quảng cáo lồng ghép vào, Google sẽ trả tiền tính trên mỗi lượt click (PPC – Pay Per Click) cho bạn.
Với cách kiếm tiền này, bạn chỉ cần tạo ngay 1 blog hay một website trên nền tảng có sẵn, xây dựng các nội dung phong phú và đăng ký Google AdSense để có thể bắt đầu kiếm tiền. Thêm vào đó, một cách tiết kiệm thời gian đó là bạn có thể sử dụng tính năng Quảng cáo tự động cho trang web của bạn. Tính năng này giúp bạn đặt và tối ưu hóa quảng cáo một cách tự động vì vậy bạn không cần phải dành nhiều thời gian để tự mình làm việc đó. 

Mua và bán domain kiếm lời

Domain chính là địa chỉ của một website. Domain bao gồm phần chữ, không dấu, viết liền (như Uplevo, Dantri, VNExpress), và phần đuôi tên miền (như .vn, .com, .net). Giá trị của miền thường vượt xa mức giá đăng ký ban đầu. Tùy thuộc vào độ dễ nhớ của miền hoặc xếp hạng của miền trên Google, một miền ban đầu chỉ tốn vài đô la có thể bán được rất nhiều tiền nếu gặp đúng người mua.
Đó là lý do vì sao có đấu giá miền – để chủ sở hữu miền có cơ hội bán tên miền lấy lợi nhuận, còn người mua có cơ hội sở hữu tên miền giúp đưa website của họ lên một tầm cao mới. Bạn hoàn toàn có thể mua những tên miền có giá trị mua vào khá là thấp, nhưng bán lại chúng với mức giá khủng nếu bạn biết tận dụng cơ hội. 

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Nếu bạn đang sở hữu blog, một website có lượng truy cập ổn định hoặc có tiếng nói trên mạng xã hội, đừng bỏ qua những đề nghị liên kết hợp tác đến từ các nhãn hàng, doanh nghiệp qua hình thức Affiliate Marketing. Đây là cách kiếm tiền nằm trong xu thế phát triển của ngành Marketing trong những năm gần đây.
Có mặt tại Việt Nam khoảng 4-5 năm trước, Affiliate Marketing là hình thức kiếm tiền online khá dễ để bắt đầu với người mới. Bạn không cần phải có sản phẩm riêng để bán, không cần quan tâm đến nguồn hàng, quy trình bàn giao sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. 
Bạn có thể tham gia hình thức này bằng cách quảng bá về sản phẩm hay dịch vụ cho một nhãn hàng, một công ty hay tổ chức nào đó. Ngoài ra, bạn sẽ được cấp các đường link tiếp thị riêng biệt cho từng sản phẩm, nếu khách hàng mua hàng qua link, bạn sẽ nhận được hoa hồng tương ứng theo cam kết từ đầu. 
Một số Affiliate Network trên thế giới bao gồm: Amazon, Clickbank, Commission Junction. Tại Việt Nam, bạn có thể tham gia các mạng lưới tiếp thị liên kết qua AccessTrade.vn, AdFlex, Masoffer,… Có thể nói, hình thức này đã và đang trở thành một cơ hội kiếm tiền hấp dẫn tại thị trường Việt Nam và chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Publisher (Người liên kết).

Tạo và kiếm tiền từ kênh YouTube 

YouTube là mạng xã hội chia sẻ video được sở hữu bởi Google. Đây là website có lượng truy cập nhiều thứ 2 thế giới và vô cùng phổ biến tại Việt Nam hiện tại. Với hơn 2 tỉ người dùng mỗi tháng, nhu cầu giải trí, xem video ngày càng tăng, Youtube chính là công cụ giúp cho bất kỳ ai có thể làm marketing, kiếm tiền online dễ dàng.
Đây có lẽ không phải là cách kiếm tiền online mới, nhưng kiếm tiền từ YouTube luôn là một hình thức tăng thu nhập ổn định được lựa chọn. Để kiếm tiền từ YouTube, bạn cần đăng ký và được chấp thuận tham gia chương trình Đối tác YouTube (YouTube Partner). Ban đầu, bạn tập trung sản xuất nội dung và đăng tải những video chất lượng nhất. Khi có lượng khán giả và và lượng người đăng ký nhất định, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền thông qua video của mình (từ tiền hoa hồng mà YouTube trả cho bạn qua quảng cáo).
Nếu bạn có khả năng xây dựng nội dung chất lượng, yêu thích việc quay phim, cắt ghép video và có khả năng lên hình nói chuyện lưu loát, đây chính là cơ hội để bạn nâng cao thu nhập của mình. Rất nhiều người đã trở nên giàu có, nổi tiếng từ chính kênh YouTube của mình. Ở Việt Nam, những kênh YouTube triệu lượt subscribers đã không còn xa lạ với người dùng YouTube Việt Nam như Thơ Nguyễn, bà Tân Vlogs, NTN Vlogs, 1977 VLOG…
YouTube Partner ngoài ra còn giúp bạn tăng thêm thu nhập bằng cách đặt quảng cáo trên video mà bạn đăng tải lên YouTube. Với càng nhiều lượt xem quảng cáo hoặc tương tác với quảng cáo cùng video của bạn, bạn sẽ càng thu được nhiều tiền.
Càng ngày càng có nhiều cơ hội kiếm tiền nữa xuất hiện trong thời đại số hóa này. Còn gì thú vị bằng khi bạn có thể trực tiếp tạo thêm nguồn thu nhập cho chính mình ngay trên Internet với chỉ có các công cụ như máy tính cá nhân hay điện thoại thông minh của bạn?
Freelancer là gì? Tìm hiểu về Freelancer

Freelancer là gì? Tìm hiểu về Freelancer

Ngày nay có rất nhiều xu hướng nghề nghiệp mới. Trong đó phải kể đến một nghề vô cùng “thời thượng” Freelance và những người làm nghề này là Freelancer. Bạn đã bắt kịp xu hướng và hiểu Freelancer là gì? Công việc Freelancer là làm những gì? Và có nên theo đuổi công việc này không?

Freelancer là gì?

Freelancer là những người làm nghề freelance (nghề tự do). Hiểu một cách đơn giản, họ được tự do thu xếp công việc của mình mà không có bất cứ giới hạn nào về thời gian, địa điểm làm việc. Họ có thể tự do làm việc mọi lúc, mọi nơi nhưng vẫn phải đáp ứng thỏa thuận của người thuê.
Đặc điểm của Freelancer Freelancer làm việc tự do trên mọi góc độ. Họ không bị gò bó về vấn đề đồng phục, thời gian làm việc… Freelancer cũng không cần phải làm việc ở cơ quan. Họ chỉ cần ngồi nhà cùng các công cụ như máy tính, điện thoại để làm việc và trao đổi tất cả thông tin qua mạng. Bên cạnh đó, công việc này không có hợp đồng lao động chính thức, cũng không có những phúc lợi về bảo hiểm và các chế độ an sinh xã hội. Nhiệm vụ chính của họ là hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của dự án.  Đôi khi công ty có công việc đột xuất hay những dự án ngắn hạn mà không cần đến nhân viên toàn thời gian. Lúc này một Freelancer chuyên nghiệp sẽ phù hợp hơn. Kinh nghiệm cộng tác với nhiều dự án, kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau là điểm cộng tuyệt đối cho Freelancer.

Công việc của Freelancer là gì?

Freelancer có thể tham gia rất nhiều công việc. Một số công việc phổ biến nhất là:

Freelancer copywriter:

Viết các bài SEO website, bài PR, blog, kịch bản, thông cáo báo chí… >> Tìm hiểu về Copywriter

Dịch thuật:

Biên dịch và phiên dịch sách, bài viết…

Online Marketing:

Các công việc cụ thể như quản trị Fanpage, Forum seeding, quảng cáo Facebook, Google Adwords… >> Tìm hiểu về Digital Marketing

Freelancer lập trình:

Quản trị hệ thống, phân tích dữ liệu, lập trình website (wordpress, Magento, Joomla…), IT support…

Designer:

Thiết kế đồ họa 2D/3D, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm truyền thông (logo, banner, poster), thiết kế nội – ngoại thất…

Sản xuất ảnh, video:

Quay và dựng video, chụp ảnh theo yêu cầu, chỉnh sửa video…

Ưu điểm khi trở thành một Freelancer chính hiệu

Dù là ngành nghề mới ở Việt Nam nhưng Freelancer lại thu hút đông đảo người tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Vậy ưu điểm của Freelancer là gì mà lại hấp dẫn đến thế?

Linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc

Freelancer là dạng “nhân viên tự do”. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ mà môi trường làm việc đã có sự thay đổi, một lượng lớn công việc đã chuyển từ online sang offline, trong đó có Freelancer. Do đó, công việc của Freelancer cũng chủ động và linh hoạt hơn.

Địa điểm làm việc:

Bạn sẽ không bị ràng buộc bởi công ty hay tổ chức nào, cũng không phải hàng ngày đến cơ quan ngồi làm việc một chỗ. Thay vào đó bạn có thể làm ở bất cứ đâu mà bạn muốn. Hôm nay làm nhà, ngày mai có thể ở quán cà phê, thậm chí là ngồi một góc công viên. Không bị gò bó bởi quy định, kỷ luật nghiêm ngặt: Bạn sẽ không phải lo chấm công, mặc đồng phục. Thích thì mặc quần đùi, áo phông, buồn chán thì có thể vừa làm vừa xem phim, lướt facebook… Bạn có thể tự do làm những điều mình thích, dành thời gian cho đam mê, bản thân và gia đình.

Chủ động về thời gian 

Freelancer có thể tự quyết định sẽ làm việc vào lúc nào. Sáng mệt hay muốn ngủ nướng thì có cứ việc nghỉ, tối làm bù. Muốn tự do, du lịch thì có thể ngưng việc 1 tuần, nửa tháng mà không sợ bị đuổi việc. Điều này cũng giúp bạn có thêm thời gian cho bản thân hơn.

Thu nhập hấp dẫn

Một Freelancer có thể làm rất nhiều công việc một lúc, miễn là bạn đủ sức để làm. Đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều khoản thu nhập thay vì một mức lương cố định. Freelancer có kinh nghiệm và kiến thức sẽ là một điểm cộng lớn, có cơ hội phát triển cao không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà có thể làm ở bất kỳ doanh nghiệp quốc tế nào. Mức lương cũng vô cùng hấp dẫn, có thể là vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn đô mỗi tháng.  

Trau dồi kinh nghiệm, năng cao kỹ năng tay nghề

Làm Freelancer bạn sẽ có cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực, làm hàng chục dự án ở các công ty khác nhau. Nhờ đó, bạn sẽ tối ưu hóa được khả năng của mình, có thêm kinh nghiệm, thủ thuật và phương thức làm việc hiệu quả hơn. Từ đó phát triển bản thân và nhiều công việc liên quan.

Mở rộng mối quan hệ, có thêm cơ hội hợp tác và phát triển

Làm Freelancer bạn sẽ gặp gỡ với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể họ đang làm ở mảng mà bạn thích hay quan tâm. Bạn có thể làm quen, học hỏi kinh nghiệm, thậm chí là hợp tác. Từ các mối quan hệ này bạn sẽ có cơ hội với nhiều dự án mới. Bạn nên tận dụng điều này vì nó có thể đánh dấu một bước phát triển mới cho cuộc đời bạn.

Nhược điểm của nghề Freelance

Khó khăn trong tìm kiếm dự án

Bạn mới vào nghề, chưa từng kinh qua dự án nào, bạn hào hứng để thử sức với các vai trò. Nhưng sau vài tháng theo đuổi nhiều người đã bỏ cuộc do “đói dự án”. Không dễ gì để doanh nghiệp giao dự án nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Nếu đã hạ quyết tâm nghỉ việc để theo đuổi Freelancer, bạn cần có sự kiên trì. Thay vì ảo tưởng với những dự án lớn xa tầm với, bạn hãy bắt đầu cộng tác từ những dự án nhỏ để lấy kinh nghiệm và chứng tỏ bản thân. Rồi sau đó hãy phát triển và tiến đến dự án lớn hơn. Như vậy sẽ đảm bảo cho cuộc sống của bạn, cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Nếu công việc dễ, cạnh tranh sẽ rất lớn

Cạnh tranh là điều không tránh khỏi ở bất kỳ lĩnh vực hay việc làm nào. Kiếm tiền Freelancer cũng thế dù cho đây là ngành nghề mới và có nhiều cơ hội phát triển đi chăng nữa.  Nếu bạn chọn công việc đơn giản như tăng like, dịch thuật… đồng nghĩa với có rất nhiều đối thủ cũng làm việc giống bạn. Thậm chí bạn còn bị cạnh tranh ở rất nhiều khía cạnh. Có rất nhiều người có thể làm tốt hơn với giá cả dễ chịu hơn của bạn.  Vì thế bạn phải có nỗ lực phát triển bản thân, đột phá hơn trong công việc thì về lâu dài bạn mới có nhiều khách hàng và bước đi vững chắc trên con đường của Freelancer chuyên nghiệp.

Không cẩn thận là gặp lừa đảo

Freelancer làm việc mà không có hợp đồng hay ràng buộc pháp lý với doanh nghiệp. Đôi khi là làm việc mà chẳng hề quen biết, chỉ giao tiếp online mà chẳng biết mặt đối tác của mình là ai. Do đó, vấn đề lừa đảo thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, khi bạn hoàn thành dự án và gửi cho doanh nghiệp, nguy cơ “quỵt tiền” hoặc cắt giảm tiền so với thỏa thuận có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, trước khi làm bất cứ dự án nào cũng phải tìm hiểu đối tác của mình là ai? Đồng thời phải thỏa thuận mức lương rõ ràng trước khi thực hiện công việc.

Thu nhập không ổn định

Được tự do, linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc, mức thu nhập hấp dẫn nhưng Freelancer lại không có điều gì đảm bảo về tiền lương hàng tháng. Với công ty truyền thống, bạn có hợp đồng lao động, được trả lương ổn định, có bảo hiểm. Nhưng Freelancer lại khác, không có dự án thì lấy đâu ra thu nhập? Rồi mỗi tháng lại đau đáu nỗi lo thu nhập, có tháng dự án đếm không xuể, có tháng lại chỉ ngồi chơi xơi nước. Bấp bênh trong thu nhập cũng dễ khiến nhiều người chán nản và bỏ nghề. Do đó, công việc này không phù hợp với những người đã có gia đình hay người ở độ tuổi trung niên cần có sự ổn định trong cuộc sống.

Muốn trở thành Freelancer phải bắt đầu từ đâu?

Xác định thế mạnh và lĩnh vực muốn tham gia

Bạn phải thực sự sẵn sàng trước khi từ bỏ công việc đang làm để theo đuổi Freelancer. Đồng nghĩa với việc bạn đã hiểu Freelancer là gì, xác định được thế mạnh và lĩnh vực mà bạn có thể tham gia. Nên ưu tiên những việc mà bạn đã từng tham gia để chứng tỏ rằng bạn có kinh nghiệm.

Có bộ hồ sơ giới thiệu bản thân thu hút

Trong hồ sơ xin việc, bạn phải show ra được những thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, đặc biệt là những dự án mà bạn đã từng làm. Bên cạnh đó, một lá thư giới thiệu có chữ ký của một quản lý dự án nào đó là một điểm cộng lớn.

Tìm việc Freelance      

  • Mạng xã hội: Bạn có thể tìm việc dễ dàng từ các Group Facebook hay tài khoản Linkedin. Sau đó, bạn chỉ cần tìm công việc phù hợp và gửi hồ sơ qua email của người đăng tuyển.      
  • Các trang web về Freelancer: Đây là một nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn nên tham khảo. Những công việc trên các website đều đã được xác thực về thông tin nhà tuyển dụng. Nhờ đó bạn có thể tránh được nguy cơ lừa đảo. Bạn có thể tham khảo một số web uy tín sau:
  • Các trang web nước ngoài: Fiverr.com, Upwork.com, Freelancer.com, Guru.com, 99designers…
  • Các trang web Việt Nam: Vlance.vn, Freelancerviet.vn, 50k.vn…
Tóm lại, Freelancer là một nghề nghiệp hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở. Công việc này dành cho những người muốn theo đuổi đam mê, sự tự do và thích khám phá. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì Freelancer vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn bắt đầu tìm việc. Quan trọng là bạn có cảm thấy nó phù hợp với bản thân và tính cách của mình hay không. Một khi đã cân nhắc kỹ lưỡng để theo đuổi thì Freelancer là một nghề tuy gian truân nhưng hết sức thú vị.
IOPS, Latency là gì? Thông tin về IOPS và Latency

IOPS, Latency là gì? Thông tin về IOPS và Latency

I. Giới Thiệu Tổng Quan Về IOPS

  1. IOPS là gì?Định nghĩa IOPS?

    IOPS (viết tắt của Input/Output per Second) là đơn vị đo lường cho biết số lượng tác vụ Write hoặc Read được hoàn thành trong 1 giây.

    Hay hiểu một cách đơn giản như thế này: IOPS là số thao tác đọc ghi của ổ cứng trong một giây.

    Ví dụ: 2k được 25000 IOPS nghĩa là tốc độ đọc/ghi = 25000*2k=50000K/s ~ 50MB/s

    Tham số này cho thấy: Ổ cứng SSD này coppy được 50 MB/s các file có kít thước nhỏ như 2k trong thời gian là một giây.

    IOPS thường được người ta sử dụng cho ổ cứng HDD, SSD hoặc SAN. Một ổ SAS bình thường (một dạng của HDD) 15.000rpm trung bình khoảng 200 IOPS trong khi ổ SSD có thể đạt được từ vài nghìn IOPS cho tới vài triệu IOPS (Sở dĩ được như vậy là nhờ vào cấu trúc chip nhớ truy cập ngẫu nhiên của ổ SSD).

    Tham số IOPS được các nhà sản xuất thiết bị chia sẽ công khai và không liên quan gì đến các ứng dụng đo lường đến  hiệu năng của ổ cứng cả. Một số các ứng dụng đo lường phổ biến hiện nay như: IOmeter, DiskSpd…

    Tùy vào từng tính chất riêng mà các System Admin sẽ chọn một ổ cứng phù hợp với công việc của mình.

     

2.  Vai trò     của IOPS đối với Cloud Server:

 

  • Tham số của IOPS có tỉ lệ thuân với tốc độ xử lý:

    Nếu tham số IOPS cao thì tốc độ xử lý sẽ càng nhanh, dẫn đến số tác vụ được xử lý sẽ được đẩy lên nhanh hơn. Vì vậy, hiệu năng của ứng dụng trên Cloud Server sẽ cao lên theo.

    Nhưng  nếu IOPS quá cao, đạt đến mức giới hạn vật lý, tình trạng thắt cổ chai sẽ xảy ra. Bạn có thể hiểu như thế này: Khi IOPS quá cao thì Latency cao theo và sẽ giảm throughput.

    Mặt khác đối với IOPS, thông tin quan trọng nhất mà bạn cần chú ý đến là tỉ lệ đọc và ghi (tỉ lệ này thông thường là 70% (đọc) và 30 (ghi) – tỉ lệ này có thể tùy chỉnh được).

  • Định vị thứ hạng website trên thị trường:

    Google đã từng tuyên bố rằng: Tốc độ tải trang là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến thứ hạng của website, do đó các trang web có tốc độ nhanh hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn.

  • Số lượng ổ cứng & Cách tính IOPS

    Công thức:

  • Tổng IOPS = IOPS per Disk * Số ổ cứng
  • IOPS thực = (Tổng IOPS * Write%)/(Raid Penalty) + (Tổng IOPS * Read %)
  • (Write IOPS*Raid Penalty)) + ((Read IOPS)/ IOPS per Disk -> Số Lượng ổ cứng.

    Bảng thông số:

RAID LevelCapacityIOPS
RAID 55,626 GB821
RAID 64,822 GB624
RAID 103,215 GB1200

    Ví dụ: Hệ thống lưu trữ của bạn sử dụng ổ SAS 15k. Dung lượng mỗi ổ là 900Gb.

    Tỉ lệ đọc/ghi tương ứng: 7:3. Cấu hình RAID 10. IOPS per Disk là 176
*Yêu cầu: IOPS phải thực trên 1000
Khi đó, hệ thống của bạn chỉ cần 8 ổ cứng là đủ.  1200 là Số IOPS của hệ thống lúc này

II.  Latency là gì?

       Latency là khái niệm về tốc độ xử lý 1 request I/O của hệ thống. Khái niệm này rất quan trọng bởi vì 1 hệ thống lưu trữ mặc dù chỉ có capacity 1000 IOPS với thời gian trung bình xử lý latency 10ms, vẫn có thể tốt hơn 1 hệ thống với 5000 IOPS nhưng latency là 50ms. Đặc biệt đối với các ứng dụng “nhạy cảm” với latency, chẳng hạn như dịch vụ Database.

III. Nguyên lý hoạt động Latency

    Hiểu một cách đơn giản là: độ trễ của tốc độ mạng ở đây là thể hiện cho sự chậm trễ thường phát sinh trong xữ lý dữ liệu của mạng máy tính.

    Trong HDD vật lý truyền thống, latency bao gồm cả seek time (thời gian để đầu đọc tìm ra vị trí data) và rotational latency (độ trễ chuyển động quay của trục). Với throughput đều có thể đáp ứng nhu cầu, thông số latency sẽ quyết định hiệu năng của volume vì nó quyết định thời gian trễ khi bắt đầu thực hiện thao tác.

    Lấy 1 ví dụ thực tế, trong 1 siêu thị, nếu như các thu ngân (ổ cứng) phục vụ cho các khách hàng (I/O) với thời gian latency là 10ms. Vậy nôm na, có thể hiểu rằng thu ngân này phục vụ 100 khách/1 giây. Tuy nhiên, nếu có thời điểm 100 khách này tới cùng 1 lúc trong vòng 10ms thì sao? khách hàng sẽ phải đứng đợi. Và cũng tuỳ từng nhu cầu khách hàng (size I/O) mà latency có thể khác nhau, 15ms hoặc thậm chí 20 ms./

    Hình minh hoạ sau sẽ cho các bạn thấy tại sao khi ổ cứng tăng IOPS lại tốn latecy cao hơn. Sự thật là hệ thống lưu trữ sẽ nhìn vào hàng đợi (queu) và ra lệnh xử lý tuần tự cho các I/O, dẫn đến nếu hàng đợi dài hơn thì latency sẽ cao hơn, tùy thuộc vào hiệu năng yêu cầu của ứng dụng mà chúng ta có thể chấp nhận chuyện này hay không.

IV. Latency được tính như thế nào?

       Latency được tính bằng đơn vị đo là ms.

Công cụ tính Latency: Kiểm tra Ping và Traceroute là 02 cách kiểm tra phổ biến nhất trong số các công cụ để kiểm tra độ trễ của mạng hiện nay.

        Cách kiểm tra:  xác định thời gian cần để 01 gói dữ liệu mạng đi tới đích và trở về điểm xuất phát ban đầu.

V. IOPS vs Latency: Yếu tố nào quyết định hiệu năng hệ thống Storage?

    Để so sánh được hiệu quả hệ thống storage, các yếu tố về môi trường platform và ứng dụng cần phải giống nhau – điều này rất khó, vì hệ thống của doanh nghiệp cần phải chạy multi-workload. Trong một vài trường hợp, việc xử lý/transfer 1 lượng lớn data (high throughput) thì được xem là tốt, nhưng khi cần xử lý số lượng lớn các I/O nhỏ thật nhanh (cần IOPS), thì chưa chắc và ngược lại. Lúc này kích cỡ I/O, độ dài của hàng đợi (queu depth) và mức độ xử lý song song… đều có ảnh hưởng đến hiệu năng.

    IOPS – Có lẽ hệ thống sử dụng các ổ cứng HDD hay SSD hiện nay thì đã quá cao rồi, khi đứng riêng lẻ 1 mình, con số này trở nên vô ích. Và vô hình chung nó trở thành 1 thuật ngữ để các nhà sản xuất marketing cho thiết bị của mình, các doanh nghiệp không nên vin vào đó làm thước đo quyết định hiệu năng hệ thống Storage.

    Hệ thống với bao nhiêu IOPS là được? thay vì bạn hỏi như v, chúng ta nên hỏi rằng: “Thời gian xử lý ứng dụng là bao nhiêu? Latency nên được xem là thông số hữu ích nhất, vì nó tác động trực tiếp lên hiệu năng của hệ thống, là yếu tố chính nên dựa vào tính toán ra IOPSthroughput. Nghĩa là việc giảm thiểu latency sẽ giúp cải thiện chung hiệu năng của cả hệ thống.

Nguồn: Thế Giới Số (www.tgs.com.vn)

Internet trở lại bình thường sau khi sửa xong tất cả cáp quang biển

Internet trở lại bình thường sau khi sửa xong tất cả cáp quang biển

Sau khi cáp quang biển APG được sửa xong, tốc độ Internet đã trở lại bình thường.

Hôm nay, một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho hay, tuyến cáp quang biển AAG lại vừa gặp sự cố khiến nhà mạng này mất 50% lưu lượng.

Cụ thể, sự cố đứt cáp xảy ra từ 18h30 ngày 14/5, gây ảnh hưởng tới đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Thông tin chi tiết cũng như lịch khắc phục sự cố xảy ra trên cáp quang biển AAG lần này vẫn chưa được công bố. Chính vì vậy, nếu thấy mạng chậm, trong lúc chờ đợi hãy tham khảo các cách khắc phục ở box bên dưới mà Canh Me gợi ý nhé!

Cập nhật 25/5/2020

Sự cố xảy ra ngày 14/5/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAG sẽ được đối tác quốc tế sửa bắt đầu sửa từ ngày 28/5 và hoàn thành vào ngày 2/6/2020. Trong khi chờ tới ngày cáp AAG được sửa thì một nhánh của cáp quang biển APG tiếp tục gặp sự cố.

Theo đó, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway – APG gặp sự cố vào sáng ngày 23/5/2020 trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Theo phản hồi từ nhiều user, mạng còn bị mất hoàn toàn chứ không chỉ là chậm nữa.

Hiện tại nguyên nhân vẫn đang được xác định, còn thời gian sửa chữa cũng cần chờ đối tác quốc tế sắp xếp. Không biết chúng ta sẽ còn phải sử dụng Internet tốc độ kém cho tới hôm nào?

Cập nhật 3/6/2020

Theo kế hoạch, nhẽ ra từ hôm qua 2/6/2020 cáp quang biển AAG sẽ được khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, đối tác quốc tế phát hiện điểm đứt mới trên tuyến cáp quang này. Do vậy, thời hạn sửa chữa phải lùi tới ngày 6/6/2020.

Trong khi đó, lỗi trên cáp quang biển APG vẫn chưa có kế hoạch sửa chữa cụ thể. Không biết tới bao giờ Internet mới trở lại bình thường nữa. Nếu bạn bị ảnh hướng nhiều, hãy thử làm theo các gợi ý ở box bên dưới xem có cải thiện không nhé!

Cập nhật 4/6/2020

Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam, sáng nay ngày 4/6/2020, sự cố trên cáp quang biển AAG đã được khắc phục xong.

Tuy nhiên, đáng buồn là tối hôm qua, cáp quang biển AAE-1 lại có vấn đề trên nhánh S1H hướng kết nối đi Hong Kong. Hiện nguyên nhân vẫn đang được đối tác quốc tế xác minh và vẫn chưa có kế hoạch sửa chữa.

Bên cạnh đó, cáp quang biển APG cũng đã có lịch sửa chữa. Dự kiến bắt đầu tiến hành từ ngày 6/6/2020, hoàn thành & khôi phục kênh truyền trên tuyến vào ngày 11/6/2020.

Cập nhật 15/6/2020

Đầu tuần trước, sự cố xảy ra ngày 3/6/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng vào 20h33 ngày 7/6/2020. Trong khi đó, lịch sửa chữa tuyến cáp biển APG đã bị lùi, chưa xác định thời điểm sửa xong.

Hôm nay đầu tuần mới, Internet chỗ mình khá ì ạch, không rõ có phải là các tuyến cáp gặp sự cố đang được tạm ngắt để sửa chữa hay không? Mạng nhà bạn hôm nay thế nào? Có bị ảnh hưởng gì nhiều không?

Cập nhật 30/6/2020

Hôm qua, đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã được đối tác sửa xong vào khoảng 22h ngày 27/6/2020.

Như vậy, cả 3 tuyến cáp biển gặp sự cố trong thời gian cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020 gồm AAE-1, AAG và APG đều đã khôi phục 100% kênh truyền trên các tuyến, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã trở lại bình thường.

Bạn có cảm nhận được sự thay đổi gì chưa? Tốc độ Internet có ổn định hơn không?